Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương đầy đủ và chi tiết nhất

Rừng Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên nhiệt đới sở hữu hệ thực vật, động vật phong phú cùng thiên nhiên hùng vĩ. Những kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến tham quan khu rừng này.

Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương đầy đủ và chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương đầy đủ và chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương nên đi vào thời điểm nào trong năm?

Do khí hậu miền Bắc nằm ở vị trí cận xích đạo, vậy nên thời tiết tại nơi đây cũng khá khắc nghiệt và được chia thành bốn mùa riêng biệt. Nhờ vậy mà mỗi mùa khác nhau, kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương sẽ có những điểm thu hút khác nhau:

Mùa đông từ khoảng tháng 11 tới tháng 1 là thời điểm không thích hợp để du lịch rừng Cúc Phương do nhiệt độ trong thời gian này khá thấp

Mùa xuân từ khoảng tháng 2 tới tháng 4 là mùa dành riêng cho những người mê ngắm chim. Đây là thời gian các loài chim như gỉ cùi, khướu đá hoa, cắt bụng trắng, gà lôi,…quay trở lại sau khoảng thời gian dài tránh rét

Mùa hè từ khoảng cuối tháng 4 tới đầu tháng 5 là mùa bướm đặc trưng tại Cúc Phương. Hàng ngàn loài bướm khác nhau sẽ tụ họp tại đây, biến khung cảnh hùng vĩ của rừng Cúc Phương càng trở nên nên thơ, lãng mạn

Trải dài từ đầu hè, tháng 4, cho tới giữa mùa hạ, tháng 8, rừng Cúc Phương được trải lên mình làn nắng vàng dọc theo những rừng cây, lối mòn. Tuy thời tiết nóng và có thể có mưa nhưng khoảng thời gian này sẽ phù hợp để các bạn lựa chọn tới Cúc Phương và tổ chức những buổi dã ngoại, khám phá thiên nhiên hùng vĩ.

Phương tiện nào để tới rừng Cúc Phương?

Có hai cách phổ biến bạn có thể lựa chọn để tới khu bảo tồn Cúc Phương:

Xe khách: Bạn có thể đặt vé xe khách để đi từ bến xe Giáp Bát tới khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương. Đây là cách đi thuận tiện nhất bởi bạn sẽ không mất nhiều thời gian cũng như năng lượng để tới được nơi đây

Xe máy: Nếu là người yêu thích đi phượt, bạn có thể sẽ ưu tiên lựa chọn xe máy làm phương tiện để tới Cúc Phương. Để tới rừng quốc gia Cúc Phương, bạn cần đi xe thẳng theo quốc lộ 1A. Tới ngã ba Gián Khẩu, tiếp tục rẽ phải theo đường tỉnh 477 để tới thị trấn Nho Quan và Cúc Phương

Ở đâu khi tới vườn quốc gia Cúc Phương?

Nếu yêu thích hoạt động dã ngoại, bạn có thể lựa chọn cắm trại ở khu vực trung tâm rừng quốc gia Cúc Phương là xóm Bống. Ngược lại, nếu đi theo đoàn đông, bạn có thể đặt trước các nhà sàn nghỉ tập thể nằm tại khu cổng vườn và khu hồ Mạc.

Xung quanh vườn quốc gia Cúc Phương cũng có rất nhiều nhà nghỉ, homestay, thuê villa và thậm chí là cả resort với bể bơi, phòng bungalow và nhà hàng để các bạn lựa chọn.

Địa điểm thăm quan khi đến Vườn quốc gia Cúc Phương

Giá vé tham quan rừng Cúc Phương:

  • Người lớn: 60.000 đồng/ vé
  • Học sinh, sinh viên: 20.000 đồng/vé
  • Trẻ em: 10.000 đồng/vé

Rừng Cúc Phương là nơi tập trung nhiều trung tâm bảo tồn bậc nhất tại Việt Nam, trong mỗi khu sẽ có những đặc điểm riêng, cho du khách tham quan và khám phá.

1. Vườn thực vật Cúc Phương

Rừng Cúc Phương hiện có gần 2.000 loài thực vật có mạch. Trong vườn có một tuyến đường đi độ dài 3km cho du khách tham quan, thời gian di chuyển mất khoảng 1,5 – 2 giờ đồng hồ. Để đi vào khu vực này, đoàn du lịch cần có hướng dẫn viên của vườn quốc gia Cúc Phương đi cùng chỉ đường và giới thiệu từng khu vực. Ở khu vực cổng vườn, du khách có thể xin phép ban quản lý để được tổ chức cắm trại, ngủ qua đêm trong rừng.

Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương đầy đủ và chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương

Rừng Cúc Phương gồm có 97 loài thú, 137 loài chim, 76 loài bồ sát, 46 loài lưỡng cư và 11 loài cá, hàng ngàn loài côn trùng. Có không ít trong số loài động vật đó đang nằm trong Sách đỏ của Việt Nam. Vậy nên, Cúc Phương được chọn để xây dựng trung tâm cứu hộ – bảo trợ – phát triển sinh vật. Đây sẽ là nơi nghiên cứu trong nuôi nhất các loài động vật hoang dã quý hiếm để phục vụ bảo tồn, phát triển, sưu tầm, gây trồng nguồn gen, tạo giống thực vật quý hiếm.

2. Bảo tàng Cúc Phương

Bảo tàng Cúc Phương nằm trong khuôn viên của vườn thực vật, là địa điểm thực hiện các dự án nghiên cứu, tham khảo mẫu vật cho học sinh, sinh viên, chuyên gia bảo tồn thực vật, động vật. Bên trong bảo tàng có nhiều khu vực xây dựng để phục vụ nhu cầu lưu trữ và bảo quản mẫu vật.

Du khách sẽ được vào bên trong tham quan, chiêm ngưỡng hơn 50 mẫu khảo cổ học, 122 mẫu ngâm, 82 mẫu động vật, 2900 mẫu công trùng, 12,000 mẫu tiêu bản thực vật. Trong đó, có những mẫu niên đại đến 230 – 250 triệu năm trước.

3. Hệ thống các hang động tiền sử

Một số hang động nổi tiếng nhất trong Cúc Phương là:

  • Động Người Xưa: Khu di tích ẩn chứa nhiều hiện vật, di sản quý giá được bảo vệ của rừng Cúc Phương.
  • Hang Con Moong: Nằm ngay gần khu vực sông suối, có hai cửa thông nhau, đây từng là nơi cư trú của người cổ.
  • Hang Mang Chiêng: Là khu di tích mộ táng của người cổ thời đại Đá
  • Động Trăng Khuyết: Nằm sâu bên trong rừng, từ trong động nhìn ra sẽ thấy hình ảnh vầng trăng khuyết
  • Động Sơn Cung: Nằm gần khu vực cây chò ngàn năm
  • Động Phò Mã: Là một hang động đẹp nhất trong rừng Cúc Phương, bên trong hang có nhiều nhũ đá tự nhiên
  • Động Thủy Tiên: Động trông giống như một cung vua Thủy Tề, không khí mát lạnh, dễ chịu

4. Khu vực cây cổ thụ

Nhân vật nổi tiếng nhất trong rừng Cúc Phương chính là các cây cổ thụ đặc trưng. Trong khu vườn của rừng có nhiều cây lên đến hàng nghìn tuổi. Sự vĩ đại của nó, những tán cây rộng, thân cây to lớn là minh chứng cho một quãng thời gian dài đằng đẵng. Khi đứng trước những cây đại cổ thụ này, không ít du khách có cảm nhận rằng đây giống như một vị thần rừng có linh hồn.

Kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương đầy đủ và chi tiết nhất

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch rừng Cúc Phương để bạn có thể chuẩn bị lịch trình kỹ càng cho chuyến đi của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên thử một số đặc sản của Ninh Bình như cơm cháy, thịt dê, gà ri,…để có trải nghiệm tốt hơn trong chuyến đi. Chúc bạn sẽ có khoảng thời gian vui vẻ tại khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương.

>>> Có thể bạn quan tâm: